7 Bài Tập Hữu Ích Cho Bệnh Nhân Thoái Hóa Cột Sống Lưng

7-bai-tap-huu-ich-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song-that-lung-4

Thoái hóa cột sống lưng là một bệnh mạn tính khi các đĩa đệm và khớp bị suy yếu, kèm theo sự phát triển bất thường của xương trên các đốt sống. Tình trạng này gây ra các cơn đau nhức, hạn chế khả năng vận động do dây thần kinh bị ảnh hưởng, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để kiểm soát bệnh tốt hơn, ngoài việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần có kế hoạch tập luyện thích hợp.

Dưới đây là một số bài tập thể dục hữu ích giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng.

Lợi ích của việc tập luyện đối với bệnh thoái hóa cột sống lưng

Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm rằng khi mắc các bệnh về xương khớp, cần hạn chế vận động để tránh đau nhức. Thực tế, việc lười vận động sẽ khiến cơ bắp dần co cứng, dẫn đến suy yếu cơ bắp, làm tổn thương vùng cột sống trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh hoạt hàng ngày.

Người mắc thoái hóa cột sống lưng nên duy trì việc tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng. Tập luyện thường xuyên giúp xương khớp trở nên linh hoạt, dẻo dai, và khỏe mạnh hơn. Các bài tập này còn hỗ trợ kéo giãn cột sống, giảm đau nhức xương khớp, và giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn hơn.

7 bài tập hiệu quả dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

1. Bài tập kéo giãn cơ lưng:

    • Nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng một chân, nâng gót chân lên khỏi sàn.
    • Co gối chân còn lại và kéo sát gối về phía ngực, hít thở sâu.
    • Trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với chân kia.

2. Bài tập di động cột sống:

    • Nằm trên sàn, hai tay đan sau gáy.
    • Nhấn lưng sát sàn và nâng mông lên khỏi mặt sàn, thở ra nhẹ nhàng.
    • Cong lưng lên khỏi sàn, giữ phần mông tiếp xúc với sàn, hít sâu vào.

7-bai-tap-huu-ich-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song-that-lung-1

3. Bài tập nâng đầu gối ngang ngực:

    • Nằm ngửa, co đầu gối, bàn chân đặt phẳng trên sàn.
    • Kéo cả hai đầu gối lên ngang ngực, giữ trong 5 giây, rồi thư giãn và lặp lại 10 lần.

4. Bài tập căng gân kheo:

    • Ngồi trên mặt đất, duỗi thẳng hai chân về phía trước.
    • Nghiêng người về phía trước, tay chạm vào ngón chân để cảm nhận sự kéo căng.
    • Giữ tư thế trong 30 giây, lặp lại 3 lần.

7-bai-tap-huu-ich-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song-that-lung-5

5. Bài tập giữ cân bằng:

    • Chống thẳng hai tay xuống sàn, quỳ gối, đầu gối chụm vào nhau.
    • Giữ đầu, lưng và cột sống thẳng, đưa tay phải về phía trước, duỗi chân trái ra sau, hít sâu.
    • Hạ tay và chân xuống tư thế ban đầu, thở ra nhẹ nhàng. Lặp lại với bên còn lại.

7-bai-tap-huu-ich-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song-that-lung-2

6. Tư thế châu chấu:

    • Nằm sấp, nghiêng mặt sang một bên, tay dọc theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống sàn.
    • Giữ nguyên chân trái, hít vào và nâng chân phải lên cao, nín thở.
    • Giữ tư thế trong 5 giây, sau đó thở ra và hạ chân xuống.

7-bai-tap-huu-ich-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song-that-lung-3

7. Tư thế thằn lằn:

    • Bắt đầu với tư thế chó úp mặt, đặt hai tay và đầu gối trên sàn.
    • Đưa chân phải lên cạnh khuỷu tay phải, đầu gối gập song song với đùi.
    • Tập trung trọng lượng cơ thể vào phần hông, hạ tay xuống, giữ chân trái và lưng thẳng, giữ tư thế trong 3 – 5 giây.

7-bai-tap-huu-ich-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song-that-lung-4

Một số lưu ý khi thực hiện bài tập

Việc lựa chọn bài tập phù hợp là rất quan trọng với người bị thoái hóa cột sống lưng. Khi mắc bệnh, cột sống trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương. Vì vậy, người bệnh nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, tránh gây áp lực mạnh lên cột sống. Một số hoạt động như đạp xe tại chỗ, đi bộ, dưỡng sinh, bơi lội, và các tư thế yoga căn bản là lựa chọn tốt.

Người bệnh thoái hóa cột sống lưng cần tránh các bài tập hoặc môn thể thao yêu cầu nhiều sức lực và di chuyển nhiều, như tập tạ, đá bóng, bóng chuyền, điền kinh, hay quần vợt, vì chúng có thể làm tình trạng bệnh thoái hóa cột sống lưng nặng hơn.

Để chọn được bài tập phù hợp, người bệnh thoái hóa cột sống lưng nên thăm khám và thảo luận với bác sĩ để có kế hoạch tập luyện hợp lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *