Vẹo cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến ở cột sống và mức độ nguy hiểm cao vì có thể để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Bài viết của bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân sẽ làm rõ hơn về căn bệnh này.

1. Vẹo cột sống là gì?

Ở người bình thường, cột sống chạy thẳng từ trên xuống ở đường giữa của lưng. Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường (sang phải hoặc trái) so với trục xương sống.

Minh họa cột sống bình thường, dạng chữ S và chữ C

Minh họa cột sống bình thường, dạng chữ S và chữ C

Cột sống có dạng chữ C hoặc chữ S. Dạng chữ S có 2 góc cong. Ngược lại dạng chữ C chỉ có 1 góc cong.

2. Nguyên nhân vẹo cột sống là gì?

2.1 Vẹo cột sống vô căn

Khoảng 80 % trường hợp không tìm thất nguyên ngân gây vẹo cột sống.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Vẹo cột sống mà không biết nguyên nhân gọi là vẹo cột sống vô căn. Thường được phân loại theo tuổi khởi phát. Theo kinh điển, có 3 loại:

  • Nhũ nhi: Khởi phát xảy ra trong 3 năm đầu sau sanh.
  • Thiếu nhi: Khởi phát khi trẻ 3-10 tuổi.
  • Thiếu niên: Khởi phát sau 10 tuổi đến trưởng thành.

Khoảng 20% có thể nhận diện được nguyên nhân rõ ràng.

2.2 Vẹo cột sống thứ phát hay chức năng

Trong trường hợp này, cấu trúc cột sống bình thường. Do co thắt cơ, hay chênh lệch chiều dài chân.

vẹo cột sống

2.3 Vẹo cột sống bẩm sinh

Cột sống bị biến dạng từ lúc sinh ra. Có thể do bất thường quá trình hình thành hoặc phân đoạn cột sống trong bào thai.

2.4 Bất thường hệ thần kinh

Một số bênh lý thần kinh – có nguy cơ gây nên. Ví dụ: bại não, bại liệt, loạn dưỡng cơ…

3. Ai dễ bị mắc vẹo cột sống

Một số nguy cơ làm tăng gặp phải như:

  • Di truyền.
  • Giới: Nữ có tỉ lệ cao hơn nam.
  • Tuổi: Thường xảy ra trong độ tuổi tăng trưởng và trước tuổi dậy thì.
  • Tư thế: Tư thế ngồi học không đúng
  • Mang cặp sách nặng.
  • Bàn ghế có kích thước không phù hợp.

vẹo cột sống 3

4. Làm thế nào để biết bị vẹo cột sống?

Các triệu chứng rất đa dạng, phụ thuộc vào độ lớn của góc vẹo cột sống.

  • Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Khiến cột sống có những đoạn cong bất thường, gây biến dạng vùng lưng.
  • Quan sát xương bả vai: Hai xương bả vai có sự chênh lệch. Nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.
  • Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao.
  • Đau lưng.
  • Khó thở.
  • Biến dạng lông ngực.

5. Làm gì khi bị vẹo cột sống?

Nếu có các dấu hiệu nào đó bạn cần được các chuyên gia khám và đánh giá kĩ lưỡng. Từ đó có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bạn.

5.1 Khám cột sống

Bác sĩ sẽ quan sát cột sống của bạn. Mục đích xác định có bị hay không, mức độ, ảnh hưởng của nó.

5.2 Chụp X quang cột sống

Đây là phương pháp không mất nhiều chi phí và khá đơn giản. Trên phim X quang, bác sĩ sẽ đo góc Cobb cột sống.

Nếu góc Cobb > 10o, nghĩa là bạn có tình trạng vẹo cột sống.

vẹo cột sống 5

Chụp X quang cột sống giúp chẩn đoán vẹo cột sống

6. Vẹo cột sống có chữa được không?

Phụ thuộc vào nguyên nhân, thời điểm phát hiện mà có những kế hoạch điều trị cũng khác nhau. Những biện pháp điều trị hiện nay là:

6.1 Theo dõi

Nếu góc vẹo ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần theo dõi và tái khám thường xuyên. Hình dáng cơ thể sẽ thay đổi vào tuổi dậy thì nên có thể không tiến triển thêm hoặc nặng hơn.

6.2 Mang áo nẹp chỉnh hình

Chỉ định mang áo nẹp khi tình trạng này còn tiếp tục tiến triển và góc Cobb từ 25 – 40o. Áo nẹp sẽ không làm thẳng cột sống nhưng nó sẽ ngăn chặn sự tiến triển.

Áo nẹp cần được mang 16 – 23 giờ/ngày cho đến khi nó ngừng tiến triển. Tái khám mỗi 3 tháng và 6 tháng chụp X quang kiểm tra một lần.

vẹo cột sống 6

Áo nẹp Milwaukee để điều trị vẹo cột sống

6.3 Phẫu thuật chỉnh hình

Chỉ định phẫu thuật khi góc vẹo lớn hơn 40o. Tuy nhiên, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về chẩn đoán vẹo cột sống của bản thân, độ cong vẹo của cột sống có thật sự đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày hoặc khiến bệnh nhân khó chịu.

Hợp nhất cột sống là phương pháp phẫu thuật cong vẹo cột sống tiêu chuẩn. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất các đốt sống với nhau bằng cách sử dụng ghép xương, dùng thanh nẹp đốt sống và vít. Cấy ghép xương bao gồm xương hoặc một loại vật liệu nhân tạo có tính chất tương tự như xương người.

Các thanh nẹp giữ cho cột sống ở vị trí thẳng và dùng vít để giữ cố định các thanh này. Cuối cùng, xương ghép và đốt sống hợp nhất thành một xương duy nhất. Các thanh nẹp có thể được điều chỉnh ở trẻ em khi chúng lớn lên.

Một số rủi ro của phẫu thuật hợp nhất cột sống bao gồm:

  • Mất nhiều máu.
  • Vết ghép không lành.
  • Nhiễm trùng.
  • Tổn thương dây thần kinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *