Trước khi khám bệnh Gout cần biết những gì?

Nếu nghi ngờ có các triệu chứng của bệnh Gout, bệnh nhân có thể đến khám các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin cần chuẩn bị cho buổi khám bệnh, và những gì bác sĩ có thể hỏi. Từ đó, người bệnh có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần hẹn gặp bác sĩ của mình.

Hiện nay, Gout đã không còn là bệnh của người giàu. Căn bệnh đã trở nên phổ biến, cho nên việc nắm rõ được những thông tin về chúng sẽ giúp ích rất nhiều để bạn hoặc những người thân trong gia đình có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.

Một trong những điều cần lưu ý chính là chế độ dinh dưỡng của người bệnh Gout. Nếu bạn quan tâm thì bài viết: “Người bị bệnh Gout nên và tránh ăn gì?” sẽ giúp ích được cho bạn.

1. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi đến khám bệnh Gout?

Liệt kê các triệu chứng, bao gồm thời điểm bệnh khởi phát và mức độ thường xuyên của triệu chứng (tần suất bao nhiêu lần/ngày hoặc bao nhiêu lần/tuần, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi nào).

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Bệnh gout, tải ngay ứng dụng YouMed.

Ghi ra các thói quen thay đổi gần đây hoặc nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống.

Liệt kê các tình trạng bệnh lý đang điều trị, tên các thuốc điều trị, thuốc bổ hoặc các thực phẩm chức năng đang dùng.

Bác sĩ cũng cần biết về tiền sử bệnh Gout trong gia đình người bệnh (suy nghĩ xem gia đình có ai từng mắc bệnh Gout hay không).

Có thể dẫn theo người thân, đặc biệt là với người già và trẻ em: người thân sẽ giúp bệnh nhân nắm các thông tin cần thiết mà bác sĩ cung cấp trong buổi khám.

Chuẩn các câu hỏi cần được bác sĩ giải đáp. Liệt kê trước các câu hỏi sẽ giúp người bệnh đỡ quên trong lúc gặp bác sĩ.

Trước khi khám bệnh Gout cần biết những gì?

Trước khi khám bệnh Gout bạn nên chuẩn bị trước chuẩn bị trước những câu hỏi, nhớ lại diễn biểu hiện, thói quen hằng ngày,… để cung cấp cho bác sĩ

2. Những câu hỏi người bệnh có thể hỏi bác sĩ 

  • Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng/tình trạng của tôi?
  • Tôi cần làm thêm những xét nghiệm nào?
  • Có phương pháp điều trị nào giúp giảm các triệu chứng của tôi? Hoặc cần thay đổi lối sống như thế nào giúp làm giảm các triệu chứng này?
  • Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng các thuốc trong toa?
  • Các triệu chứng sẽ bắt đầu thuyên giảm bao lâu sau khi bắt đầu điều trị?
  • Tôi có phải sử dụng thuốc lâu dài hay không?
  • Với người bệnh có các bệnh lý khác: Cần nói với bác sĩ về tất cả những thuốc đang sử dụng và xin sự tư vấn về việc sử dụng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả điều trị đồng thời các bệnh?
  • Chế độ ăn uống nên thay đổi như thế nào?
  • Tôi có được uống rượu hay không?
  • Bác sĩ có giới thiệu trang web nào để người bệnh tìm hiểu về bệnh của mình không?

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thăm khám, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi người bệnh 

Bệnh nhân cần chuẩn bị câu trả lời cho mỗi câu hỏi của bác sĩ. Các câu hỏi bác sĩ có thể đề cập đến bao gồm:

  • Triệu chứng là gì?
  • Lần đầu tiên xuất hiện triệu chứng đó là khi nào?
  • Các triệu chứng xuất hiện có thường xuyên hay không?
  • Có nguyên nhân đặc biệt nào gây khởi phát cơn đau Gout hay không?
  • Người bệnh có đang điều trị bất kỳ bệnh lý nào khác hay không?
  • Người bệnh đang sử dụng những loại thuốc và thực phẩm chức năng nào?
  • Gia đình người bệnh có tiền sử Gout hay không?
  • Người bệnh ăn gì hằng ngày?
  • Người bệnh có uống rượu không? Nếu có thì uống bao nhiêu và mức độ uống thường xuyên như thế nào?

Qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm sự chuẩn bị thật tốt trước khi đi khám bệnh Gout. Sự chuẩn bị kĩ càng cùng câu hỏi thông minh sẽ giúp bác sĩ nắm rõ vấn đề và đưa ra hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *