Tật ngón chân hình búa và ngón chân vồ là dị dạng ở ngón chân. Nguyên do là sự bất cân xứng giữa các nhóm gân, cơ và dây chằng. Vậy bạn có cần phẫu thuật điều trị tật ngón chân này không? Bạn hãy cùng Youmed tìm hiểu nhé.
Tổng quan:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.
Tật ngón chân hình búa và ngón chân vồ là dị dạng ở ngón chân. Nguyên do là sự bất cân xứng giữa các nhóm gân, cơ và dây chằng. Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng này là do loại giày bạn mang, cấu trúc bàn chân, chấn thương hoặc một số tình trạng bệnh lí khác.
Tật ngón chân búa là do sự bất thường của khớp liên đốt gần (khớp giữa ngón chân). Tật ngón chân vồ là do khớp liên đốt xa (khớp gần móng). Dị tật này thường xảy ra ổ ngón chân hai, ba và tư.
Mang những loại giày đặc hiệu hoặc những dụng cụ hỗ trợ có thể giúp giảm đau và tạo một lực ép lên ngón chân bị dị tật. Thậm chí, nếu tình trạng bệnh quá nặng, bạn nên phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.
Triệu chứng của tật ngón chân búa và tật ngón chân vồ gồm những gì?
Dị tật ngón chân búa và ngón chân vồ là do tình trạng bất thường ở một hay nhiều khớp ngón chân. Di chuyển các ngón rất khó khăn và gây đau đớn. Những nốt sần trên chân có thể là hệ quả của việc ngón chân bất thường đó ma sát với giày/dép. Mức độ dị tật có thể thay đổi ở mức nhẹ đến nặng:
Mức độ nhẹ:
- Ngón chân uốn/gập lại
- Nốt chai sần
- Đi lại khó khăn
- Không thể uốn duỗi các ngón và mất đi sự linh hoạt của bàn chân
- Ngón chân như hình vuốt
Mức độ nặng:
- Các triệu chứng kể trên diễn tiến ngày càng nặng hơn theo thời gian.
>> Xem thêm Triệu chứng biến dạng ngón chân cái và phương pháp điều trị
Nguyên nhân của Dị tật ngón chân búa hoặc ngón chân vồ là gì?
- Loại giày bạn mang. Giày cao gót hoặc một số loại dép quá chật có thể ép các ngón chân bạn không thể duỗi thẳng được. Tình trạng các ngón bị uốn/ép lại có thể kéo dài dù sau đó bạn không đi giày nữa.
- Chấn thương. Bất kì chấn thương nào xảy ra khi bạn vấp, kẹt hay gãy ngón chân có thể làm biến dạng các ngón.
- Mất cân xứng giữa cơ các ngón. Sự bất cân xứng này làm các ngón dị dạng.
Các yếu tố nguy cơ gây nên dị tật ngón chân:
Một số yếu tố nguy có có thể làm tăng khả năng mắc dị tật ngón chân hình búa gồm:
- Tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ mắc dị tật càng cao.
- Giới tính. Phụ nữ có nguy cơ mắc dị tật ngón hình búa hay ngón vồ hơn nam.
- Độ dài ngón chân. Nếu ngón giữa của bạn dài hơn ngón cái, bạn có nguy cơ mắc dị tật ngón hình búa hay ngón vồ.
- Một số tình trạng bệnh. Viêm khớp hay đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các dị tật ngón chân.
- Yếu tố di truyền cũng góp phần tăng nguy cơ bệnh. Nếu gia đình bạn có người mắc thì khả năng bị dị tật ngón chân của bạn cũng sẽ tăng cao hơn
Biến chứng gồm những gì?
Thời kì đầu mới bị dị tật ngón, các ngón vẫn còn dẻo dai. Nhưng bệnh tiến triển kéo dài, các dây chằng bị co rút và co cứng lại. Do đó, các ngón dần bị biến dạng gập cố định. Bạn có thể cảm thấy rất đau nếu ngón chân (nhất là vị trí các nốt sần) ma sát với giày dép.
Phòng ngừa tật ngón chân búa và ngón chân vồ như thế nào?
Để tránh mắc các vấn đề về bàn chân, gót chân hay cổ chân, bạn cần mang giày dép đúng kích cỡ. Một số điều bạn cần lưu ý khi đi mua giày dép:
- Không mang giày quá chật.
- Nên mang giày đế bằng. Hạn chế mang giày cao gót để tránh mắc các vấn đề về cột sống.
- Giày có thể điều chỉnh kích thước. Nhờ vậy bạn có thể mang giày thoải mái hơn.
Một số lưu ý thêm có thể giúp bạn chọn đúng giày:
- Bạn nên mua giày vào lúc cuối ngày. Thường bàn chân bạn có xu hướng lớn hơn vào cuối ngày.
- Xem size giày bạn. Tùy vào độ tuổi, size giày có thể thay đổi ít nhiều, đặc biệt là về chiều ngang. Đo kích thước cả hai chân và mua theo size lớn hơn.
- Mua giày đúng kích cỡ. Hãy luôn chắc đôi giày bạn sắp mua thực sự thoải mái. Nếu cần, bạn có thể đem giày ra tiệm sửa giày để kéo dãn chúng.
Chẩn đoán dị tật ngón chân hình búa và ngón vồ:
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua quá trình thăm khám. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề nghị bạn chụp Xquang hoặc một số xét nghiệm khác. Các xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác hơn vấn đề về xương, khớp các ngón chân và bàn chân.
Điều trị dị tật ngón chân hình búa và ngón vồ:
Nếu ngón chân bạn vẫn còn dẻo dai, bác sĩ có thể chỉ đề nghị bạn thay đổi kích thước giày. Một đôi giày đủ thoải mái và có tấm lót chân sẽ cải thiện tình trạng bệnh. Tấm lót này sẽ giúp định vị lại vị trí các ngón và giúp giảm đau.
Thêm đó, bác sĩ đề nghị bạn tập luyện thêm các ngón. Ví dụ như các bài tập cử động kéo duỗi các ngón với bi hoặc khăn tắm.
Nếu những bước điều trị trên không giúp ích gì cho tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phẫu thuật để chỉnh sửa dây chằng và giúp ngón chân nằm phẳng. Một số trường hợp thậm chí bác sĩ cần loại bỏ một mẫu xương để duỗi thẳng lại chân.
Nói tóm lại, tật ngón chân búa và ngón chân vồ là những bất thường có ngón chân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đôi khi làm ảnh hưởng đến việc đi lại của bạn và cần phải phẫu thuật. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ với mọi người nhé.
Bác sĩ Vũ Thành Đô