Người bệnh gai cột sống nên ăn gì? 5 loại thực phẩm sau cần bổ sung ngay

Để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh gai cột sống, ngoài thuốc điều trị và chế độ vận động hợp lý thì dinh dưỡng cũng là một phần rất quan trọng. Vậy người bệnh gai cột sống nên ăn gì? Những loại thực phẩm nào cần bổ sung? Hãy cùng Youmed tìm hiểu bệnh gai cột sống nên ăn gì để ngăn ngừa và điều trị bệnh.

Bệnh gai cột sống nên ăn gì?

Vấn đề chung của gai cột sống là do chấn thương, viêm xương hoặc sự lão hoá của tuổi tác dẫn đến thoái hoá đốt sống và hình thành gai cột sống. Vậy gai cột sống nên ăn gì ?

Người bệnh gai cột sống nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho xương khớp. Bổ sung thêm những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa để làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể.

Một chế độ lành mạnh cho xương khớp yếu cầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho quá trình tạo xương.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc cơ xương khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Thực phẩm bổ sung canxi

Gai cột sống nên ăn gì. Thực phẩm giàu canxi.

Gai cột sống nên ăn gì. Thực phẩm giàu canxi.

Canxi là thành phần chủ yếu trong các khoáng chất cấu tạo nên xương. Canxi cần thiết để tạo xương chắc khỏe và cần giữ một lượng canxi cố định  để duy trì nguyên vẹn khối lượng xương.

Vì vậy nếu muốn xương chắc khỏe thì bổ sung đầy đủ canxi có ý nghĩa rất quan trọng trong ngăn ngừa loãng xương, thoái hoá xương cột sống.

Canxi được bổ sung vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm. Đối với người lớn tuổi, sự thoái hoá tự nhiên diễn ra nhanh hơn nên cũng cần được bổ sung canxi nhiều hơn.

Những thực phẩm giàu canxi:

  • Sữa
  • Các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai.
  • Các loại hải sản
  • Các loại rau lá xanh đậm: cải xoăn, cải ngọt.
  • Các loại đậu, ngũ cốc.

Sữa là một trong những nguồn thực phẩm rất giàu canxi. Những bệnh nhân gai cột sống hoặc đã được chẩn đoán loãng xương, thoái hoá cột sống được khuyến cáo bổ sung 2 ly sữa mỗi ngày.

Một số người bệnh dù đã bổ sung nhiều canxi nhưng tình trạng loãng xương không cải thiện. Nguyên nhân do thiếu các vitamin thiết yếu để hấp giúp hấp thu canxi vào cơ thể và chuyển hóa tạo xương. Do đó ngoài bổ sung canxi cũng cần bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng tương đương canxi. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Thiếu Vitamin D làm xương trở nên mỏng, giòn hoặc biến dạng vì cơ thể không thể hấp thụ canxi khi thiếu vitamin D

Một số loại sữa được bổ sung thêm vitamin D hoặc có trong ngũ cốc và bánh mì. Nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm chủ yếu là lòng đỏ trứng, cá hồi, cá mòi,…

Ngoài thực phẩm, bạn còn có thể tạo ra nguồn Vitamin D cho cơ thể bằng cách phơi nắng. Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc với da, vùng da tiếp xúc ánh sáng mặt trời tổng hợp Vitamin D cho cơ thể.

Thời gian phơi nắng có hiệu quả là từ mười đến mười lăm phút cho mỗi lần phơi và từ 2- 3 lần một tuần. Với tần suất phơi nắng này đủ để cung cấp lượng vitamin D mà cơ thể cần.

Lưu ý nếu sử dụng kem chống nắng làm giảm ánh sáng tiếp xúc da dẫn đến lượng vitamin D được tạo ra từ da cũng giảm hơn.

Như vậy bạn có thể cung cấp vitamin D để ngăn ngừa lão hoá xương, gai cột sống bằng thực phẩm và tăng thời gian phơi nắng mỗi ngày.

Thực phẩm chứa vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C.

Thực phẩm giàu vitamin C.

Vitamin C cần thiết cho sự hình thành và tổng hợp collagen. Chất collagen tìm thấy trong xương, cơ, sụn khớp, da và là thành phần quan trọng trong cấu tạo mô. Vì thế những người bệnh gai cột sống cần cung cấp đủ vitamin C để chữa lành nhanh hơn các vùng cơ, cột sống hay đĩa đệm bị tổn thương. Hơn nữa cũng giúp cho các xương đốt sống khác chắc khỏe, ngăn ngừa sự tái phát gai cột sống hay phát triển ở những vị trí khác.

Một chức năng khác của vitamin C là khả năng chống oxy hoá. Với vai trò này của vitamin C giúp làm chậm sự thoái hoá xương khớp.

Bổ sung vitamin C khá đơn giản bởi loại vitamin này được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau xanh. Hãy ăn đa dạng các loại trái cây, rau củ quả để bổ sung đa dạng nguồn vitamin cho cơ thể.

Những thực phẩm sau chưa nhiều vitamin C:

  • Các loại trái cây có vị chua: dâu tây, kiwi, xoài chua,…
  • Trái cây họ cam quýt: cam, bưởi, quýt, chanh, tắc,…
  • Các loại rau củ quả: cà chua, cải bó xôi, ớt, bông cải xanh,…

Vitamin K2

Đây là loại vitamin quan trọng trong quá trình chuyển hoá để tạo xương khỏe mạnh. Loại vitamin này ít được biết đến và thường bị bỏ qua trong chế độ ăn uống.

Tác dụng của loại vitamin K2 kết hợp với canxi giúp xương cột sống và các loại xương khác trong cơ thể chắc khoẻ.

Nguồn vitamin được hấp thu vào cơ thể qua thực phẩm chủ yếu là vitamin K1 từ thực vật. Nhờ những vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp chuyển hóa vitamin K1 thành vitamin K2 để hấp thu vào cơ thể.

Nguồn vitamin K2 trong thực phẩm:

  • Các loại thịt
  • Phô mai
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Vitamin K1 trong các loại rau lá xanh như bông cải, cải xoăn, cải bó xôi,…

Protein

Protein cũng là thành phần không kém phần quan trọng trong cấu tạo xương. Protein và collagen chiếm đến 30% trọng lượng của xương. Tuy nhiên khi chúng ta bổ sung dinh dưỡng để bảo vệ xương, chúng ta thường quá tập trung vào các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu mà bỏ qua protein.

Protein có vai trò giúp duy trì và sửa chữa tổn thương tại xương, sụn khớp và các mô cơ. Protein là thành phần quan trọng của cơ. Việc cung cấp protein đầy đủ còn giúp các khối cơ khoẻ mạnh, nâng đỡ và bảo vệ xương.

Người bệnh gai cột sống có thể bổ sung protein từ thịt, cá, trứng, sữa. Thực đơn đa dạng giúp cung cấp cho bạn protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.

Qua bài viết này giúp bạn biết được gai cột sống nên ăn gì và bổ sung như thế nào. Từ đó có một chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Trong thời gian ngắn, việc bổ sung những chất dinh dưỡng này chưa đủ để thay đổi quá trình thoái hoá xương. Do đó cần được bổ sung những chất dinh dưỡng này cho người bệnh gai cột sống thường xuyên để mang lại kết quả dài hạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *