Nang Baker: Những thắc mắc thường gặp đối với người bệnh

Nang Baker là một trong những bệnh thuộc hệ Cơ – Xương – Khớp khá thường gặp. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chính sự đau đớn và những triệu chứng khó chịu của bệnh làm cho sinh hoạt của người bệnh bị cản trở. Vì vậy, thông qua bài viết sau đây, YouMed sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp để bạn đọc được rõ hơn.

1. Nang Baker là bệnh lý nguy hiểm hay không?

Như bài viết trước YouMed đã trình bày, Nang Baker là một khối u xuất hiện ở vùng khoeo chân (phía sau đầu gối. Nang này chứa chất lỏng, còn gọi là dịch khớp. Nó tạo thành một khối u hoàn toàn lành tính, được các bác sĩ chuyên khoa gọi dễ hiểu là u nang khoeo chân.

U nang Baker

U nang Baker

Nói về mức độ nguy hiểm, Nang Baker là một khối u hoạt dịch nên 100% không phải là u ác. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khẳng định rằng khả năng ung thư hóa của loại u này là không bao giờ xảy ra. Thế nên mọi người đừng quá lo lắng khi biết mình bị nang này nhé!

2. Vì sao lại mắc bệnh u nang Baker?

Theo các nghiên cứu, u Nang Baker là hậu quả của một bệnh nào đó ở khớp gối. Đó có thể là:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Chấn thương khớp gối, chấn thương vùng khoeo chân.
  • Viêm khớp gối.
  • Rách sụn khớp.
  • Tổn thương bao hoạt dịch.
  • Thoái hóa khớp gối.
  • Một số ít trường hợp là ung thư di căn khớp gối.
  • Lao khớp gối.
  • Tổn thương mạch máu vùng kheo chân.
  • Bệnh Gout, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Reiter,…
  • Các bệnh lý tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch,…

Viêm khớp gối là căn nguyên của u nang Baker

Viêm khớp gối là căn nguyên của u nang

>> Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất cơ thể vì nó có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể.  Nguyên nhân gây đau khớp gối rất đa dạng, trong đó uNang Baker là hậu quả của một bệnh nào đó ở khớp gối. Vậy nguyên nhân chính nằm ở đâu? Cùng YouMed đọc và hiểu rõ thêm về nguyên nhân và lời khuyên dành cho người bị đau khớp gối nhé! 

3. Có cần phải điều trị nang Baker hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, u nang này không bao giờ hóa ác. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan. Như bài viết đã trình bày, u nang chủ yếu xuất hiện sau một bệnh lý nào đó ở khớp gối, thậm chí có cả bệnh lao, ung thư, các bệnh lý tự miễn,…

Ung thư di căn khớp gối có thể gây nên u nang Baker

Ung thư di căn khớp gối có thể gây nên u nang Baker

Chính vì vậy, việc điều trị không chỉ đơn thuần là nhắm vào khối u nang. Chúng ta cần phải điều trị bệnh lý nền dẫn đến biến chứng là Nang Baker. Trong đó có cả những bệnh lý khá nguy hiểm mà chúng ta không thể nào xem thường được.

Điều trị u nang dạng này chỉ là một phần trong quá trình điều trị bệnh lý xảy ra trước đó ở khớp gối. Mục đích là nhanh chóng giúp cho người bệnh:

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh hoạt.
  • Giảm thiểu tình trạng đau nhức ở vùng gối, vùng khoeo chân.
  • Việc đi lại, co duỗi chân được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Thoải mái tận hưởng cuộc sống thông qua việc tập thể dục, nhảy múa, chạy bộ, đá bóng,…
  • Duy trì được những công việc đòi hỏi phải duy trì lâu ở tư thế đứng.

4. Những ai dễ mắc bệnh?

Theo nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, những đối tượng sau đây dễ mắc Nang Baker hơn bao gồm:

  • Vận động viên điền kinh, bóng đá hoặc những môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều bằng chân.
  • Những người có tiền sử chấn thương vùng gối hoặc vùng khoeo.
  • Người già, người > 60 tuổi có bệnh lý về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp Gout mạn,…
  • Những người có tiền sử bị lao xương khớp, thấp tim.
  • Tiền sử ung thư di căn xương.
  • Những người đang mắc các bệnh lý tự miễn dịch.
  • Người bị suy tĩnh mạch chi dưới.
  • Một số ít trường hợp có nguy cơ như: thành mạch yếu, thiếu vitamin C, rối loạn đông máu,…
  • Những người thường xuyên bị viêm khớp tái diễn.

Vận động viên điền kinh là một đối tượng dễ mắc bệnh

Vận động viên điền kinh là một đối tượng dễ mắc bệnh

>> Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người, đặc biệt đối với nhóm bệnh nhân có bệnh lý cơ xương khớp. Tập thể dục đúng cách có thể giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng YouMed tập thể dục cùng với bệnh nhân cơ xương khớp đúng cách nhé!

5. Điều trị bệnh có đơn giản không?

Một số phương pháp điều trị u Nang Baker bao gồm:

  • Phẫu thuật dẫn lưu dịch nang: Bác sĩ chuyên khoa sẽ dẫn lưu dịch từ khớp gối thông qua 1 cây kim. Phương pháp này được tiến hành nhờ hướng dẫn của siêu âm.
  • Thuốc: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp thuốc kháng viêm nhóm Corticoide vào khớp gối. Mục đích là giảm tình trạng viêm và đau.
  • Châm cứu: Cách này rất hiệu quả nếu nguyên nhân gây u nang là bệnh viêm khớp.
  • Phẫu thuật: Nếu u nang gây ra do sụn khớp bị rách, các bác sĩ sẽ có hướng phẫu thuật để tái tạo hoặc loại bỏ sụn bị rách ấy.

Phẫu thuật tái tạo sụn rách

Phẫu thuật tái tạo sụn rách

6. Điều trị có tốn kém không?

Nói chung, việc điều trị nhắm vào Nang Baker không quá phức tạp, chi phí thông thường dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu. Ít khi vượt quá 10 triệu đồng. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào bệnh nền gây ra u nang, chi phí sẽ thay đổi khác nhau.

Một số phương pháp có thể được thực hiện để điều trị bệnh nền như:

  • Uống thuốc lâu dài để điều trị các bệnh khớp mạn tính (thoái hóa khớp, viêm khớp Gout mạn,…).
  • Hóa trị, xạ trị trong bệnh ung thư di căn.
  • Kháng lao trong bệnh lao khớp gối. Nếu lao đa kháng thuốc thì việc điều trị sẽ khá khó khăn và tốn kém, tốn thời gian.
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch trong bệnh tự miễn.
  • Phẫu thuật cắt lách,…

Nói tóm lại, đối với bệnh này, người bệnh không nên chủ quan. Cần sớm đến khám bệnh tại bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời giải quyết những bệnh nền gây ra u Nang Baker.

Cần đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời

Cần đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời

Hy vọng với những giải đáp mà YouMed đã cung cấp, bạn đọc sẽ rõ hơn về bệnh Nang Baker. Từ đó, các bạn sẽ có hướng xử trí thích hợp và kịp thời để điều trị bệnh lý tuy “nhỏ mà có võ” này nhé!

>> Xem thêm bài viết liên quan: Nang Baker: Những điều bác sĩ muốn bạn biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *