Làm gì khi bị Viêm xương sụn bóc tách?

Viêm xương sụn bóc tách là tình trạng xương dưới sụn khớp hoại tử do thiếu máu nuôi. Xương và sụn có thể bị lỏng lẻo, gây đau và cản trở cử động khớp. Viêm xương sụn bóc tách thường gặp nhất ở trẻ em và thiếu niên. Triệu chứng xuất hiện sau khi chấn thương khớp hoặc sau vài tháng, đặc biệt sau các hoạt động gây áp lực cao lên khớp như nhảy hay chạy bộ. Vị trí thường gặp nhất ở đầu gối, có thể ở khuỷu tay, cổ chân và các khớp khác. Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh viêm xương sụn bóc tách.

1. Triệu chứng của Viêm xương sụn bóc tách gồm những gì?

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Tuỳ thuộc vào khớp bị tổn thương mà triệu chứng có thể là:

  • Đau. Là triệu chứng phổ biến nhất. Gây ra do các hoạt động như đi cầu thang, leo núi hoặc chơi thể thao.
  • Sưng đau. Vùng da quanh khớp có thể sưng và đau khi ấn vào.
  • Khớp kêu hoặc khoá khớp. Khớp có thể kêu khi cử động hoặc cố định ở một vị trí nếu mảnh vỡ bị kẹt giữa hai đầu xương khi cử động.
  • Yếu khớp. Cảm giác khớp đang yếu dần
  • Giảm biên độ vận động. Không duỗi thẳng chi được hoàn toàn.

>>> Nhấn để tìm hiểu thêm về Gãy sụn tiếp hợp và những điều cần lưu ý!

2. Nguyên nhân gây Viêm xương sụn bóc tách là gì?

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Lưu lượng máu giảm ở đầu xương có thể do chấn thương lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như chấn thương nhẹ, khó nhận biết lặp lại nhiều lần có thể gây tổn thương xương. Cũng có thể do yếu tố di truyền khiến cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Viêm xương sụn bóc tách thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 20 tuổi, hoạt động thể thao nhiều.

3. Biến chứng và phòng ngừa Viêm xương sụn bóc tách như thế nào?

Viêm xương sụn bóc tách có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp ở khớp bị tổn thương.

Thanh thiếu niên tham gia các hoạt động thể thao có tổ chức có thể được giáo dục về các nguy cơ chấn thương khớp. Luyện tập đúng các kỹ thuật của các môn thể thao, sử dụng đồ bảo hộ phù hợp và rèn luyện sức mạnh, sức bền giúp làm giảm nguy cơ chấn thương.

>>> Xem bài viết để hiểu rõ hơn về Sụn xương trong cơ thể

4. Chẩn đoán Viêm xương sụn bóc tách bằng cách nào?

Khám lâm sàng, đặc biệt là khám khớp để tìm điểm sưng đau, kiểm tra dây chằng. Khảo sát tầm vận động khớp để kiểm tra sự hạn chế vận động của khớp.

Hình ảnh học

  • X-quang. X-quang có thể khảo sát các bất thường của đầu xương.
  • Cộng hưởng từ (MRI). Dùng sóng radio và từ trường để cung cấp hình ảnh chi tiết của mô xương và sụn. Nếu X-quang bình thường nhưng triệu chứng vẫn còn, có thể làm MRI.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Giúp khảo sát xương chi tiết hơn, xác định vị trí mảnh vỡ bên trong khớp.

Phân giai đoạn bệnh tuỳ thuộc vào kích thước tổn thương, mảnh vỡ tách rời hay dính, có cố định hay không.

5. Điều trị Viêm xương sụn bóc tách như thế nào?

Mục tiêu điều trị là phục hồi chức năng bình thường của khớp và giảm đau, cũng như giảm nguy cơ viêm xương khớp. Không có điều trị đơn lẻ nào hiệu quả với tất cả mọi người. Ở trẻ em xương đang phát triển, có thể tự lành nếu nghỉ ngơi và bảo vệ tốt.

Trị liệu

  • Thư giãn khớp. Tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp, chẳng hạn như nhảy hoặc chạy bộ khi đầu gối bị thương. Bạn có thể phải dùng nạng nếu đi khập khiễng hoặc đeo nẹp để bất động khớp trong vài tuần.
  • Vật lý trị liệu. Bao gồm các bài tập kéo giãn, tăng tầm vận động và rèn luyện sức mạnh cơ. Vật lý trị liệu thường được chỉ định sau phẫu thuật.

Phẫu thuật

Nếu trong khớp có mảnh vỡ, tổn thương vẫn còn sau khi xương đã ngừng phát triển hoặc nếu điều trị bảo tồn không hiệu quả sau 4 đến 6 tháng, khi đó có thể cần phải phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tuỳ thuộc vào kích thước và giai đoạn tổn thương và mức độ phát triển của xương.

Viêm xương sụn bóc tách xảy ra sau chấn thương hoặc hoạt động thể thao áp lực cao. Ở trẻ em, xương có thể tự lành nếu còn trong giai đoạn phát triển. Điều trị phẫu thuật khi mảnh vỡ không cố định và bị kẹt trong khớp hoặc đau khớp dai dẳng. Nếu bạn có các triệu chứng đau dai dẳng hoặc khó chịu vùng gối, khuỷu tay hoặc các khớp khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Ths.BS Vũ Thành Đô

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *