Gót chân A-sin và tình trạng viêm gân gót trong thể thao

Chơi thể thao thường xuyên có thể khiến gân gót của bạn hoạt động quá mức. Như câu chuyện thần thoại về “gót chân Achilles”, gân gót là vị trí yếu điểm dễ bị tổn thương khi vận động. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tình trạng viêm gân gót nhé.

1. Từ câu chuyện “Gót chân A-sin” (Achilles)

Cụm từ “gót chân Achilles” xuất phát từ câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Achilles là con trai của nữ thần biển cả Thetis. Ông là một chiến binh bất khả chiến bại, mình đồng da sắt. Chỉ có một điểm yếu duy nhất là gót chân vẫn là da thịt của người thường.

Cuối cùng, Achilles chết vì bị mũi tên độc của kẻ địch bắn trúng gót chân. Từ đó, gót chân Achilles là cụm từ thường được dùng để chỉ điểm yếu của con người.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Trong y học, gân gót chân, còn gọi là gân Achille, cũng là phần gân dễ bị tổn thương do vận động. Gân này có thể bị viêm, rách, thậm chí đứt lìa nếu tổn thương nặng.

2. Dấu hiệu viêm gân gót

  • Sưng đau vùng gót chân;
  • Gân gót sưng rõ, sờ có thể thấy nổi cục, ấn vào đau;
  • Đau tăng lên khi làm làm động tác gấp duỗi bàn chân.

3. Nguyên nhân

Những chuyển động lặp đi lặp lại khi chạy, nhảy có thể khiến gân gót chân của bạn phải làm việc quá mức. Ngoài ra, một số hoạt động khác như làm việc tại công trường xây dựng và làm vườn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gân gót chân.

Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tổn thương gân gót:

  • Không khởi động kĩ trước khi chạy, nhảy;
  • Mang giày không thoải mái
  • Thường xuyên chạy lên dốc, hoặc chạy trên địa hình gồ ghề;
  • Thừa cân, hoặc mang vác nặng khiến gân gót chân thường xuyên phải chịu áp lực lớn từ cơ thể.
  • Tuổi càng cao khiến gân gót thoái hóa, kém dẻo dai như xưa.

4. Các phương pháp điều trị

– Dùng thuốc bôi tại chỗ: Có thể bôi các loại thuốc giảm đau, giảm viêm tại chỗ. Các thuốc uống thường ít có hiệu quả như thuốc bôi. Trường hợp nặng, các bác sĩ có thể tiêm corticoid vào bao gân.

Phẫu thuật: nếu gân bị dính gây cản trở vận động.

– Các phương pháp vật lý trị liệu: Nhiệt nóng như dùng paraffin, túi chườm, hồng ngoại. Tuy nhiên phải tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không nên tự ý sử dụng.

Để phòng bệnh cần điều trị tích cực bệnh viêm khớp dạng thấp. Khởi động tốt các khớp trước khi vận động. Hạn chế các chấn thương tác động lên vùng gót chân, xử lý tốt các trường hợp bong gân do chấn thương, do lao động…

Đứt gân gót chân có thể phục hồi được không? Xem thêm: Đứt gân gót chân có thể phục hồi được không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *