Giãn dây chằng thắt lưng : Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Giãn dây chằng thắt lưng là triệu chứng khá phổ biến. Mọi đối tượng đều có thể bị, đặc biệt là những người độ tuổi trung niên. Bệnh biểu hiện bởi đau thắt lưng và hạn chế vận động. Tình trạng này không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ mang lại điều trị hiệu quả. Hãy cùng Youmed tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị của giãn dây chằng thắt lưng trong bài viết này nhé!

1. Giãn dây chằng thắt lưng là gì?

Dây chằng được cấu tạo bởi các sợi liên kết, dày. Nhiệm vụ của dây chằng là kết nối xương này với xương khác, góp phần ổn định khớp.

Khi vận động sai tư thế, quá sức hoặc bị chấn thương, dây chằng thắt lưng bị kéo giãn bất thường và tổn thương. Giãn dây chằng thắt lưng có thể khiến bạn rất đau và hạn chế những hoạt động hàng ngày.

dây chằng thắt lưng 1

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

2. Nguyên nhân gây giãn dây thắt chằng lưng

Có nhiều nguyên nhân khiến dây chằng lưng bị giãn, nhưng chủ yếu do:

  • Vận động quá sức hoặc sai tư thế. Ví dụ: chơi thể thao, mang vác vật nặng…
  • Chấn thương: tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng lưng.
  • Những động tác cúi hoặc ngửa lưng liên tục
  • Tuổi tác càng cao khiến dây chằng bị thoái hóa tự nhiên
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị giãn dây chằng lưng.

dây chằng thắt lưng 2

Mô tả tư thế nhấc vật nặng đúng cách

Một số nguyên nhân ít gặp hơn:

  • Tâm lý: căng thẳng, lo âu
  • Béo phì
  • Bất thường hình dạng cột sống

3. Triệu chứng giãn dây chằng thắt lưng là gì?

Triệu chứng nổi bật của giãn dây chằng lưng là đau vùng lưng và hạn chế vận động. Các triệu chứng khá đa dạng, tùy thuộc mức độ tổn thương của bạn.

3.1 Đau

Mức độ đau thay đổi từ ít đến nhiều, tùy từng trường hợp. Cơn đau tăng lên khi gập, ngửa hoặc xoay người, khi ho, hắt xì, mang vác vật nặng.

Cơn đau có thể lan đến vùng mông nhưng nó không ảnh hưởng đến chân. Bất kì tình trạng tê hay yếu chân hoặc có vấn đề về tiêu tiểu, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Bởi, dây thần kinh có thể bị tổn thương.

dây chằng thắt lưng 3

Mang thai có thể gây giãn dây chằng lưng

3.2 Cứng khớp

Cứng khớp làm khó khăn trong vận động vùng lưng. Triệu chứng này thường tăng vào buổi sáng.

3.3 Biến dạng cột sống

Lưng bị mất đường cong tự nhiên do cột sống bị biến dạng.

3.4 Triệu chứng toàn thân

Toàn thân mệt mỏi, khó chịu, đau nhức.

Những triệu chứng trên kéo dài sẽ ảnh hưởng lên tinh thần và công việc, từ đó gây giảm chất lượng cuộc sống.

4. Cách sơ cứu khi bị giãn dây chằng thắt lưng

Biết cách sơ cứu khi bị giãn dây chằng lưng sẽ giúp bệnh hồi phục nhanh hơn và tránh làm tổn thương dây chằng thêm. Những lưu ý khi sơ cứu tình trạng này đó là:

  • Ngay sau bị chấn thương, nên chườm đá lạnh vào vùng lưng. Việc dùng miếng dán hay cao (có công dụng làm nóng) nên làm sau 2 ngày tổn thương.
  • Nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức

 

dây chằng thắt lưng 4

Chườm đá ngay sau tổn thương giúp giảm sưng, đau     

5. Dãn dây chằng thắt lưng bao lâu thì khỏi ?

Thời gian phục hồi tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bạn. Các trường hợp nhẹ có thể giải quyết trong vài ngày. Trường hợp nặng hơn có thể mất nhiều tuần, nhiều tháng. Hãy nhớ rằng, mỗi người đều có tỉ lệ đáp ứng điều trị khác nhau.

6. Điều trị giãn dây chằng thắt lưng

Một tin tốt là hầu hết, giãn dây chằng thắt lưng có thể tự chữa khỏi theo thời gian. Lưu ý, để quá trình này diễn ra,bạn phải tuân thủ phác đồ điều trị nhé!

6.1 Nghỉ ngơi

Khi bị giãn dây chằng lưng, bạn nên nghỉ ngơi. Hãy nằm ngửa, thả lỏng cơ thể. Nàm thẳng, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường. Khi tình trạng ổn định, bạn có thể vận động nhẹ nhàng.

6.2 Chườm lạnh

Chườm lạnh ngay sau chấn thương giúp giảm đau, giảm sưng. Mỗi lần 20 phút, mỗi 3-4 giờ trong 2-3 ngày đầu.

6.3 Chườm nóng

Sử dụng nhiệt sau 2-3 ngày tổn thương khi tình trạng sưng đã mất đi. Bạn có thể dùng chai nước ấm, dầu nóng…

6.4 Thuốc

Thuốc giảm đau, kháng viêm NSAIDs giúp bạn giảm đau, giảm viêm vùng lưng. Tuy nhiên, nhưng thuốc này đều có tác dụng phụ, Vì vậy, chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê toa nhé!

6.5 Dụng cụ hỗ trợ

Mang áo hoặc đai vùng lưng giúp bạn ổn định được cột sống khi hoạt động.

6.6 Vật lí trị liệu

Bạn sẽ được lên chương trình tập luyện khi tình trạng sưng, đau cải thiện. Các bài tập giúp bạn làm mạnh các cơ vùng bụng và lưng, các cử động linh hoạt. Từ đó, vùng lưng được ổn định hơn.

dây chằng thắt lưng 5

Mô tả bài tập tốt cho vùng lưng

7. Cách phòng ngừa giãn dây chằng lưng

Có một vài lưu ý giúp bạn phòng ngừa giãn dây chằng lưng, đó là:

  • Nếu bạn thấy đau lưng khi hoạt động, hãy ngừng lại.
  • Nếu bạn thấy đau lưng sau một ngày tập luyện, hãy thư giãn trong vài ngày.
  • Không nên nằm sấp khi ngủ. Nó gây ảnh hưởng xấu lên cột sống của bạn. Hãy nằm ngửa hoặc nghiêng bên, kê một cái gối dưới chân bạn.
  • Làm việc đúng tư thế, không làm quá sức.
  • Luyện tập thể thao: đi bộ, bơi lội, tập yoga….
  • Không xoay người, vặn mình đột ngột.

dây chằng thắt lưng 6

Tập yoga đúng cách tốt cho sức khỏe của bạn

Như vậy, giãn dây chằng lưng là nguyên nhân gây đau lưng khá phổ biến. Bệnh thường do tư thế làm việc, sinh hoạt không đúng cách. Tình trạng này rất dễ tái phát nếu bạn không có một phác đồ chữa trị hiệu quả và toàn diện. Do đó, bạn nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được khám và lên kế hoạch điều trị dứt điểm tình trạng giãn dây chằng thắt lưng. Nếu có thắc mắc gì về bài viết, hãy để lại thông tin bên dưới. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Bác sĩ : Nguyễn Thanh Xuân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *