Gãy xương sườn: dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, gãy xương sườn là tình trạng rất thường gặp có thể do tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao…Khi bị gãy, có thể gây tổn thương đến tim, phổi trong lồng ngực. Đây là biến chứng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, trang bị những kiến thức cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức đó trong bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân nhé!

Dấu hiệu nhận biết bị gãy xương sườn là gì?

Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Khi bị bạn sẽ cảm thấy đau chói vùng xương đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết một vài điểm khác biệt so với cơn đau do tim. Đau do sẽ trầm trọng hơn khi:

  • Chạm vào vùng xương gãy.
  • Khi hít thở sâu.
  • Khi ho, khi cười.
  • Lúc bạn vặn mình.

Một số triệu chứng khác như:

  • Sưng, bầm tím vùng xương gãy.
  • Cảm giác thiếu hơi, khó thở.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ sự nghi ngờ về gãy xương sườn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Nguyên nhân của gãy xương sườn là gì?

Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương ngực. Ví dụ như do tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao… Xương sườn cũng có thể bị gãy bởi những chấn thương lặp đi lặp lại từ thể thao như chơi golf, chèo thuyền, hoặc tình trạng ho nặng, kéo dài.

Khung sườn của bạn có 12 đôi xương sườn

Khung sườn của bạn có 12 đôi xương sườn

Ai dễ bị gãy xương sườn?

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ gãy xương sườn:

1. Loãng xương

Loãng xương khiến mật độ khoáng chất trong xương giảm sút. Điều này làm giảm chất lượng xương. Xương giòn và rất dễ gãy.

2. Tham gia thể thao

Những môn thể thao đối kháng như bóng đá, khúc côn cầu, boxing, đấu vật… làm tăng nguy cơ chấn thương ngực.

3. Ung thư ở xương sườn

Ung thư làm cho xương yếu. Vì vậy, xương dễ bị gãy khi bị lực tác động hơn.

Những biến chứng khi bị gãy xương sườn

Khung sườn như chiếc áo giáp, giúp bảo vệ những cơ quan bên trong lồng ngực. Đó là tim, phổi, mạch máu… Vì vậy, có thể làm tổn thường đến các cơ quan bên trong, đưa đến những biến chứng nguy hiểm.

1. Phổi

Đầu xương gãy có thể đâm chọc vào phổi, khiến phổi bị xẹp. Ngoài ra, còn có thể gây tràn máu vào màng phổi, tràn khí màng phổi… Đây là những trường hợp cần được can thiệp y tế ngay.

2. Rách động mạch chủ

Đầu gãy sắc nhọn của xương sườn có thể làm rách động mạch chủ hoặc những mạch máu quan trọng khác.

3. Tổn thương gan, lách, thận

Nếu bị gãy những xương sườn phía dưới, đầu xương gãy có thể đâm và làm tổn thương gan, lách, thận…

Làm cách nào để chẩn đoán gãy xương sườn

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị gãy xương sườn, bạn sẽ được yêu cầu đi chụp phim lồng ngực.

1. X – quang ngực

X – quang ngực có thể phát hiện được 75% trường hợp gãy xương sườn. Đây là xét nghiệm rẻ tiền, tiện lợi, nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện tình trạng xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi nếu có.

2. CT – scan

CT – scan có thể phát hiện được những trường hợp mà chụp X – quang bỏ sót. Hơn nữa, CT – scan có thể phát hiện được tổn thương mô mềm và các cơ quan kèm theo, như phổi, gan, thận, lách…

X – quang ngực là phương tiện chẩn đoán gãy xương sườn khá hiệu quả

X – quang ngực là phương tiện chẩn đoán gãy xương sườn khá hiệu quả

Gãy xương sườn bao lâu thì lành?

Hầu hết, gãy xương sườn cần khoảng 6 tuần để lành. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc lành xương còn phụ thuộc vào mức độ gãy xương, thể trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

Điều trị gãy xương sườn như thế nào?

  • Điều trị gãy xương sườn đã có nhiều thay đổi gần đây. Bác sĩ đã từng điều trị bằng cách quấn chặt thân trên để xương sườn không bị di chuyển. Tuy nhiên, cách này dễ gây khó thở và các biến chứng phổi, như viêm phổi.
  • Ngày nay, có thể tự lành mà không cần dụng cụ hỗ trợ hay băng.
  • Phụ thuộc và mức độ sưng, đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bạn.
  • Trong khoảng 2 ngày đầu, bạn có thể chườm đá lên vùng xương gãy để giảm đau, giảm sưng. Không chườm đá trực tiếp lên da. Hãy bọc đá trong chiếc khăn ẩm, rồi hãy chườm lên da nhé.
  • Hãy dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.
  • Nếu có thể, hãy cố gắng ngủ với tư thế thẳng đứng hơn trong một vài đêm đầu sau chấn thương.
  • Những trường hợp gãy trầm trọng, như gây khó thở, thì cần đến phẫu thuật. Một vài trường hợp phải cần đến đinh để cố định xương sườn.

Những thông tin điều trị này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc điều trị là khác nhau giữa mỗi cá nhân. Vì vậy, bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Gãy xương sườn là tình trạng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt  Các triệu chứng cũng rất đa dạng. Việc chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng sẽ giúp xương nhanh lành. Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân, điều trị . Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

  • Gãy xương sườn điều trị như thế nào? Cách chăm sóc và phục hồi ra sao?
  • Thực phẩm giúp chắc khỏe xương, tại sao không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *