Gãy xương cổ tay: những điều bạn cần biết

Gãy xương cổ tay là một trong những dạng gãy xương khá phổ biến. Vì bất kỳ nguyên nhân nào, nếu chúng ta bị té và chống tay xuống đất đều có nguy cơ dẫn đến gãy cổ tay. Vậy thì gãy xương này có triệu chứng như thế nào? Liệu sự gãy có nhanh chóng phục hồi hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho những thắc mắc trên.

1. Giải phẫu các xương vùng cổ tay

Cổ tay của bạn được tạo thành từ tám xương nhỏ được gọi là xương cổ tay. Chúng nối bàn tay của bạn vào hai xương dài ở cẳng tay – xương quay và xương trụ.

Xương cổ tay là những xương nhỏ hình vuông, hình bầu dục và hình tam giác. Cụm xương cổ tay tạo nên sự chắc khỏe và linh hoạt. Cổ tay và bàn tay của bạn sẽ không hoạt động giống nhau nếu khớp cổ tay chỉ được tạo thành từ một hoặc hai xương lớn hơn.

Gãy xương vùng cổ tay

Gãy xương vùng cổ tay

Tám xương cổ tay là:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc cơ xương khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Xương thuyền: Đây là một xương dài hình thuyền nằm dưới ngón tay cái.
  • Xương nguyệt: Là một xương hình lưỡi liềm bên cạnh xương thuyền.
  • Xương tháp: Đây là một xương hình vuông tròn ở trên xương thuyền và dưới ngón cái.
  • Xương đậu: Đây là một xương nhỏ, tròn nằm trên đỉnh của bộ ba xương nói trên.
  • Xương thang: Là xương có dạng như hình cái nêm.
  • Xương thể: một xương hình bầu dục hoặc hình thoi ở giữa cổ tay.
  • Xương cả: xương dưới ngón út của bàn tay.
  • Xương móc: Là một xương có hình kim tự tháp.

 Giải phẫu xương vùng cổ tay

Giải phẫu xương vùng cổ tay

2. Tổng quan về gãy xương cổ tay

2.1 Tình huống thường gặp

Gãy xương cổ tay là hiện tượng gãy hoặc nứt ở một hoặc nhiều xương ở cổ tay của bạn. Thường gặp nhất trong số những chấn thương này xảy ra ở cổ tay khi mọi người cố gắng đỡ mình trong khi ngã. Đồng thời tiếp đất mạnh vào một bàn tay dang rộng.

Một người sẽ có thể có nhiều nguy cơ bị gãy cổ tay hơn nếu người ấy tham gia các môn thể thao như trượt băng hoặc trượt tuyết. Hoặc nếu bạn có tình trạng xương trở nên mỏng và dễ gãy hơn (loãng xương).

Cho đến nay loại xương phổ biến nhất bị gãy là xương quay. Đây được các bác sĩ phẫu thuật gọi là gãy đầu xa xương quay

2.2 Các phân loại ứng dụng cho điều trị

Một số trường hợp gãy xương cổ tay ổn định. Gãy “không di lệch”, trong đó xương không di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, có thể tự cố định. Một số chỗ gãy “bị dịch lệch” nhưng có thể điều trị cố định bằng bó bột hoặc nẹp.

Một số gãy xương khác không ổn định. Trong trường hợp gãy xương không ổn định, ngay cả khi xương đã được đặt trở lại vị trí và được bó bột, các mảnh xương có xu hướng di chuyển hoặc chuyển sang vị trí xấu trước khi chúng liền lại. Điều này có thể làm cho cổ tay có vẻ bị vẹo.

Một số trường hợp gãy xương nghiêm trọng hơn những loại gãy khác. Gãy xương làm đứt rời bề mặt khớp nhẵn hoặc gãy thành nhiều mảnh (gãy xương gãy) có thể làm cho xương không ổn định. Những loại gãy xương nghiêm trọng này thường yêu cầu phẫu thuật để phục hồi và giữ sự liên kết của chúng. Gãy xương hở xảy ra khi một mảnh xương bị gãy và bị đẩy ra ngoài qua da. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong xương.

Điều quan trọng là phải điều trị gãy cổ tay càng sớm càng tốt. Nếu không, xương có thể không lành theo sự thẳng hàng thích hợp. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn.

3. Nguyên nhân gãy xương cổ tay

Gãy cổ tay có thể do:

  • Ngã: Ngã với bàn tay dang rộng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương vùng này.
  • Các chấn thương trong thể thao: Nhiều trường hợp gãy xương ở cổ tay xảy ra khi chơi các môn thể thao tiếp xúc. Hoặc các môn thể thao mà bạn có thể ngã vào một bàn tay dang rộng. Chẳng hạn như trượt băng hoặc trượt ván trên tuyết. Đôi khi có thể là bóng đá, bóng chuyền,…
  • Tai nạn giao thông: Tai nạn xe cơ giới có thể làm gãy xương ở cổ tay, đôi khi thành nhiều mảnh và thường phải phẫu thuật sửa chữa.

4. Những yếu tố nguy cơ của gãy xương cổ tay

 Các trò chơi vận động mạnh có thể gây chấn thương

Các trò chơi vận động mạnh có thể gây chấn thương

Tham gia một số hoạt động thể thao và mắc bệnh loãng xương có thể làm tăng nguy cơ gãy cổ tay. Tiếp xúc với các môn thể thao và các hoạt động làm tăng nguy cơ ngã có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở cổ tay. Những ví dụ bao gồm:

  • Bóng đá, đặc biệt là chơi trên sân cỏ nhân tạo.
  • Bóng bầu dục
  • Cưỡi ngựa
  • Khúc côn cầu
  • Trượt tuyết
  • Trượt băng
  • Trượt patin
  • Nhảy cao, nhảy xa,…

5. Triệu chứng gãy xương cổ tay

Cổ tay bị gãy có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội có thể trầm trọng hơn khi nắm chặt hoặc bóp hoặc cử động bàn tay hoặc cổ tay của bạn.
  • Sưng tấy.
  • Nhạy cảm đau.
  • Bầm tím vùng cổ tay.
  • Biến dạng rõ ràng, chẳng hạn như cổ tay bị cong, hoặc có những di lệch bất thường.

6. Chẩn đoán gãy cổ tay như thế nào?

Việc chẩn đoán gãy cổ tay thường bao gồm khám sức khỏe bàn tay bị ảnh hưởng và chụp X-quang. Đôi khi, các xét nghiệm hình ảnh khác có thể cung cấp cho bác sĩ một cách chi tiết hơn. Bao gồm:

  • Chụp CT: Phương pháp này có thể phát hiện gãy xương cổ tay mà X-quang bỏ sót. Tổn thương các mô mềm và mạch máu có thể được nhìn thấy trên phim chụp CT. Công nghệ này chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau và kết hợp chúng để mô tả các mặt cắt ngang của cấu trúc bên trong cơ thể người bệnh.

 Hình ảnh CT chẩn đoán gãy xương cổ tay

Hình ảnh CT chẩn đoán gãy xương cổ tay
  • Chụp MRI: Sử dụng sóng vô tuyến và một nam châm mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và mô mềm. MRI nhạy hơn nhiều so với tia X và có thể xác định các vết gãy và chấn thương dây chằng rất nhỏ.

7. Điều trị gãy xương cổ tay

Nếu các đầu xương gãy không được căn chỉnh đúng cách, có thể có khoảng trống giữa các mảnh xương hoặc các mảnh xương có thể chồng lên nhau. Bác sĩ của bạn sẽ cần phải điều chỉnh các mảnh trở lại vị trí, một thủ thuật được gọi là sắp xương. Tùy thuộc vào mức độ đau và sưng của bạn, bạn có thể cần gây tê cục bộ hoặc toàn thân trước khi thực hiện thủ thuật này.

Cố định

Hạn chế cử động của xương gãy ở cổ tay là rất quan trọng để chữa lành đúng cách. Để làm được điều này, bạn có thể sẽ cần nẹp hoặc bó bột. Bạn sẽ được khuyên để tay cao hơn tim càng nhiều càng tốt để giảm sưng và đau.

Thuốc

Để giảm đau, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Paracetamol. Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng, bạn có thể cần một loại thuốc opioid, chẳng hạn như codeine. NSAID có thể giúp giảm đau nhưng cũng có thể cản trở quá trình lành xương, đặc biệt nếu sử dụng lâu dài. Nếu bạn bị gãy xương hở, bạn có thể sẽ được dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể lan đến xương.

Vật lý trị liệu

Sau khi bó bột hoặc nẹp của bạn được tháo ra, bạn có thể sẽ cần các bài tập phục hồi chức năng hoặc vật lý trị liệu. Mục đích là để giảm độ cứng và phục hồi cử động ở cổ tay. Phục hồi chức năng có thể hữu ích, nhưng có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn để chữa lành hoàn toàn.

Điều trị phẫu thuật

Bạn có thể cần phải được phẫu thuật để cấy ghép các chốt, đĩa, que hoặc vít để giữ xương cố định trong khi chúng lành lại. Ghép xương có thể được sử dụng để giúp chữa bệnh. Các tùy chọn này có thể cần thiết nếu bạn có:

  • Gãy xương hở.
  • Xương gãy, trong đó các mảnh xương di chuyển trước khi chúng lành lại.
  • Các mảnh xương lỏng lẻo có thể xâm nhập vào khớp.
  • Tổn thương dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh.
  • Gãy xương kéo dài đến khớp.

Nói chung, xương cổ tay giúp cho cẳng tay và bàn tay phối hợp với nhau. Từ đó giúp chúng ta có thể thực hiện được nhiều động tác đa dạng. Gãy xương cổ tay sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Vì vậy, khi bị gãy cổ tay, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Mục đích là để xương gãy mau lành và bạn nhanh chóng phục hồi các hoạt động hàng ngày sau gãy xương.

Bác sĩ Huỳnh Thị Như Mỹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *