Bệnh nhược cơ là một rối loạn miễn dịch của tiếp hợp thần kinh cơ sau synap. Bệnh đặc trưng bởi yếu cơ giao động, có thể gặp ở những cơ như cơ mắt, tứ chi, cơ hô hấp. Nhược cơ là bệnh mãn tính nhưng có thể điều trị được. nhiều người có thể đạt được lui bệnh hoàn toàn và có được chất lượng cuộc sống tốt.
1. Bệnh nhược cơ điều trị như thế nào?
Có bốn phương pháp chính điều trị bệnh nhược cơ:
- Điều trị triệu chứng: thuốc kháng men acetylcholine esterase, giúp tăng số lượng acetycholine ở tiếp hợp thần kinh cơ
- Điều hòa miễn dịch mãn tính: corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch khác
- Điều hòa miễn dịch nhanh: như lọc huyết tương và tiêm globulin miễn dịch
- Phẫu thuật: cắt tuyến ức
Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, sẽ tùy thuộc vào từng đặc điểm của bệnh nhân: độ nặng của bệnh, diễn tiến bệnh,…và nguyên nhân gây bệnh.
Nhược cơ là bệnh lý thần kinh cơ tự miễn mãn tính, gây ra yếu cơ. Bệnh nhược cơ có thể ảnh hưởng đến hô hấp, vận động ví dụ như yếu cơ tứ chi. Tên nhược cơ có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là yếu cơ nghiêm trọng.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc cơ xương khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.
Cùng xem xét những nguyên nhân của bệnh nhược cơ tại bài viết: Nhược cơ và nguyên nhân gây nhược cơ
1.1. Tránh những thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng nhược cơ
Tất cả những thuốc ức chế hô hấp (vd: benzodiazepine, opioids, thuốc an thần) nên thận trọng khi sử dụng trên những người bệnh nhược cơ.
Những thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng nhược cơ như: Floroquinolone, Aminoglycosides, Magie sulfate, Penicillamine, Procainamide.
1.2. Thuốc kháng men cholinesterase
Thuốc điều trị rối loạn bao gồm thuốc anticholesterase, ví dụ như pyridostigmine, giúp làm chậm quá trình phá hủy acetylcholine ở tiếp hợp thần kinh cơ, do đó giúp cải thiện dẫn truyền thần kinh cơ và giảm yếu cơ.
Tác dụng phụ: Co thắt bụng, Tiêu chảy, Nôn ói, Tăng tiết nước bọt, tăng tiết phế quản, Vã mồ hôi, Chậm nhịp tim, hạ áp, Rung giật bó cơ, Chuột rút
1.3. Thuốc ức chế miễn dịch
Những thuốc này giúp giảm yếu cơ bằng cách ức chế sản sinh những kháng thể bất thường. Những thuốc ức chế miễn dịch thường gặp là prednisone, tacrolimus và rituximab. Những thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nặng nề như: kiểu hình Cushing, nhiễm trùng, đái tháo đường, tăng huyết áp, glaucoma, đục thủy tinh thể, loãng xương, hoại tử vô trùng đầu xương đùi, bệnh cơ do corticoid (phân biệt với yếu cơ do bệnh nhược cơ), suy thượng thận,… Do đó cần được sử dụng thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ.
1.4. Lọc huyết tương và tiêm globulin miễn dịch
Những phương pháp này được dùng trong trường hợp nhược cơ nặng. những người này có thể có kháng thể trong huyết tương. Những kháng thể này sẽ tấn công tiếp hợp thần kinh cơ. Những điều trị này giúp loại bỏ những kháng thể phá hủy. Tuy nhiên, hiệu quả thường chỉ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Sử dụng lọc huyết tương và tiêm globulin trong những trường hợp nào?
- Các đợt cấp tính nghiêm trọng như cơn nhược cơ
- Trước khi phẫu thuật: phẫu thuật cắt tuyến ức hoặc các phẫu thuật khác
- Là “cầu nối” cho các liệu pháp ức chế miễn dịch tác dụng chậm có hiệu lực, đặc biệt ở những bệnh nhân mong muốn tránh hoặc giảm thiểu sử dụng glucorticoid
1.5. Lọc huyết tương để trị bệnh nhược cơ
Là sử dụng một cái máy giúp loại bỏ những kháng thể gây hại trong huyết tương và thay thế chúng bởi những huyết tương tốt hơn hoặc bằng một loại huyết tương thay thế khác.
Biến chứng:
Việc lọc huyết tương lặp đi lặp lại có thể dẫn đến những tĩnh mạch ở ngoại biên không đủ đáp ứng Do đó có thể cần đặt một ống thông lớn hơn. Đặt ống thông lâu ngày có thể dẫn đến huyết khối và nhiễm trùng. Ngoài những biến chứng của ông thông, thì lọc huyết tương còn những biến chứng khác như chảy máu, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, chuột rút, sốc phản vệ với các chất dùng trong thủ thuật.
1.6. Truyền Globulin miễn dịch (IVIG)
Tức là tiêm vào cơ thể một loại kháng thể được tổng hợp từ những người hiến khỏe mạnh. Điều này giúp thay đổi hoạt động hệ thống miễn dịch tạm thời. Cơ chế hoạt động bằng cách gắn vào những kháng thể gây bệnh nhược cơ và loại chúng ra khỏi cơ thể.
Biến chứng: tác dụng phụ của IVIG thường nhẹ và liên quan đến tốc độ truyền. Những triệu chứng có thể đau đầu, ớn lạnh, chóng mặt. Những biến chứng hiếm gặp khác như viêm màng não vô trùng (không có vi trùng), suy thận cấp, sốc phản vệ, huyết khối. Các biến chứng có thể liên quan đến huyết khối như nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi và đột quỵ
1.7. Phẫu thuật cắt tuyến ức
Phẫu thuật loại bỏ tuyết tức (trong những bệnh nhân bệnh nhược cơ còn tồn tại tuyến ức đến lúc trưởng thành) có thể giảm triệu chứng hoặc có thể giúp điều trị khỏi, có thể điều này là giúp tái cân bằng hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu gần đây NINDS cho thấy rằng phẫu thuật loại bỏ tuyến ức đem lại lợi ích cho cả những người bị ung thư tuyến ức và những người không có u.
Thử nghiệm lâm sàng gồm 126 người bị bệnh nhược cơ và không có ung thư tuyến ức cho thấy rằng phẫu thuật giúp làm giảm triệu chứng yếu cơ và nhu cầu sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
2. Bệnh nhược cơ tiêm với lượng như thế nào?
Những người bị bệnh nhược cơ có thể cải thiện triệu chứng yếu cơ và trở về cuộc sống bình thường nếu được điều trị kịp thời. Thỉnh thoảng, một vài trường hợp yếu cơ nặng có thể bị suy hô hấp, cần được hỗ trợ thở. Do đó những trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời và chăm sóc đặc biệt.
Có một vài trường hợp được ghi nhận khi bệnh cả ở giai đoạn cấp và giai đoạn sau này – triệu chứng yếu cơ hoàn toàn biến mất. Do đó những trường hợp này có thể ngưng sử dụng thuốc.
Trên đây là các điều trị bệnh nhược cơ thường được áp dụng. Mỗi người sẽ có điều trị khác nhau, tùy theo diễn tiến và đặc điểm của bệnh. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.