Bệnh phong thấp có nguy hiểm không? Cách chữa bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp gây viêm khớp với các dấu hiệu đau sưng khớp, mệt mỏi. Vậy bệnh phong thấp có nguy hiểm không? Hãy cùng Youmed tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

Những ảnh hưởng của bệnh phong thấp lên người bệnh

Bệnh phong thấp hay còn gọi bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh phong thấp là bệnh tự miễn do rối loạn hệ thống miễn dịch. Lúc này các tế bào miễn dịch đi từ máu vào các khớp đến lớp mô đệm. Tại đây các tế bào miễn dịch tấn công và gây hiện tượng viêm.

Đây cũng là nguyên nhân làm khớp sưng to và đau. Tình trạng viêm gây tích tụ chất lỏng bên trong khớp. Khớp càng sưng thêm do dịch tích tụ tăng.

Viêm khớp kéo dài, tái lại nhiều lần làm mòn sụn khớp. Lớp sụn có chức năng bao phủ đầu xương, ngăn sự cọ xát vào nhau giữa hai xương khi cử động. Khi lớp sụn này mất đi, khoảng cách giữa hai xương thu hẹp và ma sát vào nhau khi cử động gây đau và mòn xương. Đó cũng là nguyên nhân gây biến dạng khớp và mất chức năng khớp

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Chăm sóc cơ xương khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.

Không chỉ dừng lại ở tổn thương khớp, bệnh phong thấp còn có thể lan rộng ra khớp có thể, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như mắt, tim, phổi, thận, mạch máu.

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không.

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không.

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Qua những thông tin đó, chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Khi bệnh phong thấp kéo dài, tình trạng viêm khớp tái đi tái lại gây ra những biến chứng không hồi phục được. Các đầu khớp bị tổn thương, sưng đau làm giới hạn vận động và sinh hoạt của người bệnh. Không những vậy còn gây biến dạng khớp và tổn thương cả ở những cơ quan khác.

Bệnh có tỉ lệ tàn phế cao do các khớp bị huỷ. Như vậy bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và can thiệp kịp thời.

Quá trình diễn tiến của bệnh phong thấp

Diễn tiến của bệnh phong thấp khác nhau trên từng cơ địa bệnh nhân. Đa phần trong các trường hợp, bệnh diễn tiến kéo dài. Có 3 trường hợp thường xảy ra trong những năm đầu của bệnh phong thấp.

  • Bệnh chỉ có 1 đợt cấp: Bệnh chỉ có 1 đợt diễn tiến nặng với các triệu chứng sưng, đau các khớp. Sau đó bệnh thuyên giảm. ( Tỉ lệ 20% trong số các trường hợp)
  • Bệnh có nhiều đợt cấp (70%): một nửa nhóm này có bệnh diễn tiến từng đợt, giữa các đợt cấp này bệnh giảm hoàn toàn, các triệu chứng gần như biến mất. Nửa còn lại tiến triển nhiều đợt cấp và giữa các đợt không có sự suy giảm hoàn toàn như nhóm trước.
  • Bệnh diễn tiến ngày càng nặng hơn và thời điểm bệnh giảm.

Các biến chứng của bệnh phong thấp

Loãng xương

Bản thân bệnh phong thấp có nguy cơ gây loãng xương và mất xương khi lớp sụn khớp bị giảm, các xương cọ xát vào nhau.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc hay dùng trong điều trị phong thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

Cả hai vấn đề trên kết hợp làm tình trạng xương suy yếu và khiến xương dễ gãy hoặc biến dạng.

Nốt thấp dưới da

Nốt thấp dưới da.

Nốt thấp dưới da.

Các nốt này xuất hiện ở gần các khớp khuỷu, khớp gối hoặc quanh các khớp nhỏ trên bàn tay. Vị trí thường trên xương trụ hoặc trên xương chày. Có thể có một hoặc nhiều hạt.

Các nốt này cứng chắc, không di động, không gây đau kể cả khi đè ấn vào.

Khô mắt và khô miệng

Người bệnh phong thấp có nguy cơ phát triển hội chứng Sjogren. Hội chứng này gây rối loạn dưỡng ẩm ở mắt và miệng. Gây ra tình trạng khô mắt và miệng ở người bệnh.

Nhiễm trùng

Khi điều trị bệnh phong thấp cần sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để làm giảm tình trạng rối loạn của hệ miễn dịch. Khi giảm hệ thống miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Vì vậy khi điều trị bệnh, người bệnh nên chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và rèn luyện thể thao.

Thay đổi tỉ lệ các thành phần trong cơ thể

Người bệnh có thể không thay đổi cân nặng nhưng thay đổi về tỉ lệ cơ và mỡ. Lượng mỡ tăng nhiều hơn ở người bệnh phong thấp.

Hội chứng ống cổ tay

TÌnh trạng sưng viêm khớp cổ tay gây chèn ép thần kinh ở khu vực này. Từ đó xuất hiện hội chứng ống cổ tay do chèn ép dây thần kinh chi phối cho khu vực bàn ngón tay.

Bệnh lý tim mạch

Bệnh phong thấp làm tăng nguy cơ của các bệnh lý tim mạch như bệnh cơ tim, van tim, viêm màng ngoài tim.

Bệnh lý tại phổi

Người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh tại phổi khi tình trạng viêm tấn công vào khu vực này. Có thể xuất hiện các bệnh tại phổi như: viêm phổi, viêm màng phổi, nốt thấp trong nhu mô phổi.

Các phương pháp điều trị phong thấp

Mục đích điều trị:

Nhằm kiểm soát sự viêm khớp, ngăn tình trạng viêm tiến triển. Nhờ đó bảo vệ khớp trước nguy cơ bị phá huỷ, bảo vệ chức năng cho khớp. Người bệnh giảm được các triệu chứng sưng đau và giảm vận động.

Nguyên tắc điều trị

  • Thuốc điều trị: thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị nguyên nhân.
  • Cần kết hợp nhiều nhóm thuốc ngay từ giai đoạn đầu của bệnh để tăng hiệu quả.
  • Bất kỳ thuốc nào sử dụng kéo dài trên người bệnh cần đạt liều tối thiểu mà vẫn cho được hiệu quả.

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị bệnh phong thấp có thể phải điều trị duy trì trong nhiều năm thậm chí dùng thuốc suốt đời. Thời gian điều trị tuỳ vào tình trạng cải thiện bệnh được đánh giá.

Phương pháp điều trị

Bao gồm điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, quản lý người bệnh, thay đổi lối sống và điều trị phẫu thuật khi có biến chứng khớp.

Không có một phương pháp riêng lẻ nào là tốt nhất cho người bệnh cả. Cần phối hợp nhiều phương pháp và có sự hợp tác giữa người bệnh và bác sĩ trong thay đổi lối sống để mang lại hiệu quả điều trị. Những phương pháp hỗ trợ ngoài thuốc có thể giúp người bệnh phong thấp phục hồi phần nào chức năng vận động.

Như vậy qua bài viết này chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi  bệnh phong thấp có nguy hiểm không. Bệnh phong thấp gây ra nhiều biến chứng nặng nề, diễn tiến với nhiều đợt bệnh lặp lại. Vì vậy cần sớm chẩn đoán và điều trị bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *