Tập luyện dưỡng sinh là phương pháp phù hợp để giúp nâng cao sức khỏe, sống vui, sống thọ, sống có ích hơn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, điều kiện công tác, bệnh tật mà lựa chọn bài tập dưỡng sinh phù hợp. Hãy cùng Preflex tìm hiểu các bài tập dưỡng sinh tốt cho xương khớp trong bài viết dưới đây.
Phép dưỡng sinh dựa trên các học thuyết quan trọng như học thuyết âm dương, ngũ hành, thuyết tạng phủ, thuyết tinh thần.
Tinh là vật chất, khí là chức năng, vật chất chức năng tác động lẫn nhau tạo thành thần.
Dưỡng sinh là phương pháp phòng bệnh nâng cao sức khỏe, trị một số bệnh mạn tính, nâng cao chất lượng sống thể hiện ở 3 nội dung cơ bản:
– Dưỡng thể: Chế độ dinh dưỡng rèn luyện thể chất, phát triển năng lực vận động của con người.
– Dưỡng tâm: Rèn luyện tinh thần, đạo đức, lối sống.
– Dưỡng trí: Rèn luyện trí não, tư duy sáng tạo…
1. Dưỡng sinh ở Việt Nam và trên thế giới
- Tại Việt Nam
Từ thế kỷ 14, Tuệ Tĩnh đã tóm tắt phương pháp dưỡng sinh trong cuốn Hồng nghĩa giác y thư: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Hải Thượng Lãn ông trong cuốn “Vệ sinh yếu quyết” đưa ra phương pháp giữ gìn sức khỏe cơ thể ở thời đại mình, phù hợp với phong tục tập quán và hoàn cảnh sinh hoạt của người Việt.
- Tại Trung Quốc
Theo Hoàng đế nội kinh, sách kinh dịch nền tảng Đông y dựa trên lý thuyết về khí lực, âm dương, ngũ hành để giải thích về việc điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe con người.
- Tại Ấn Độ
Phương pháp yoga, giúp con người thống nhất tốt hơn về thể xác và tâm hồn.
2. Về phương pháp luyện tập dưỡng sinh
Luyện tập dưỡng sinh tập trung vào 3 yếu tố chính:
- Luyện ý: Chính là luyện tinh thần, nếp sống vui tươi, tinh thần trong sáng, tránh lo âu.
- Luyện khí: Luyện thở, khí công, điều hòa nhịp thở, nhịp tim.
- Luyện hình: Vận động gân, cơ, xương, tăng cường độ dẻo dai của các cơ.
3. Một số động tác dưỡng sinh cơ bản tốt cho xương khớp
3.1 Động tác ưỡn cổ
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, thõng 2 tay xuôi, lấy điểm tựa xương chẩm và mông, ưỡn cổ vai lên.
- Hít vào tối đa, giữ hơi đồng thời dao động vai qua lại trên dưới, trái phải 4 lần.
- Thở hết ra, xẹp bụng lại, hạ vai xuống. Lặp lại động tác 3 lần.
Tác dụng:
- Căng giãn cơ cổ, khí huyết lưu thông vùng cổ, lưng trên.
- Áp dụng phòng ngừa và hỗ trợ trị đau cổ vai gáy.
Lưu ý: Động tác không được thực hiện khi có chấn thương cột sống.
3.2 Động tác chào mặt trời
Tư thế chuẩn bị:
- Quỳ trên chân trái, mông ngồi trên gót chân trái, úp mu bàn chân trái xuống sàn. Hoặc đặt chân trái vuông góc, đầu gối thẳng mắt cá chân trái.
- Chân phải duỗi ra phía sau, mu bàn chân phải áp uống sàn.
- Hai tay chống hờ xuống hai bên.
Cách thực hiện:
- Giơ hai tay lên cao thẳng qua đầu, áp tai. Từ từ ưỡn ngực ra phía trước, cố gắng giữ hai hông cân bằng.
- Hít vào tối đa, đưa thân trên trở về vị trí cân bằng rồi đưa ra trước, ra sau (giao động thân trước sau) 2-6 nhịp.
- Hạ tay xuống cạnh thân người. Thở ra hết, xẹp bụng lại.
- Thực hiện 1-2 lần rồi đổi chân.
Tác dụng:
- Vận động các khớp xương với cơ thân sau, lưu thông khí huyết vùng thắt lưng.
- Động tác có tác dụng phòng chữa bệnh đau lưng, đau thần kinh tọa.
- Không thực hiện với các trường hợp chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
>>> Bạn có thể quan tâm: 4 Bài Tập Cơ Xương Khớp Dễ Thực Hiện Tại Nhà Mà Không Phải Ai Cũng Biết