Đau khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ngày nay đau khớp gối đang có xu hướng trẻ hóa. Tuy vậy, những người trẻ tuổi còn rất chủ quan vì cho rằng đó là bệnh của người già. Đau khớp gối nếu không phát hiện và điều trị sớm, có thể để lại nhiều hậu quả xấu, thậm chí gây tàn tật.
Tại sao bạn lại bị đau khớp gối?
Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất cơ thể vì nó có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân gây đau khớp gối rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như sau:
- Khớp gối bị thoái hóa do tuổi cao;
- Tư thế lao động sai trong thời gian dài. Những công việc đòi hỏi áp lực nhiều trên đầu gối như xây dựng, làm nông, trồng trọt, vận động viên làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
- Béo phì làm khớp gối luôn bị áp lực bởi cân nặng của cơ thể;
- Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, vitamin D lâu dài;
- Chấn thương (giãn, rách dây chằng, căng hoặc rách gân, viêm gân bánh chè, tổn thương, rách sụn);
- Viêm khớp gối do nhiễm khuẩn. Đôi khi khớp gối có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng, đau và đỏ. Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây ra sốt toàn thân.
- Mắc bệnh gout (gút). Gút này xảy ra khi các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp gây đau nhức. Đau gối do gút thường chỉ xuất hiện ở một bên gối.
Khi khớp gối bị thoái hóa, lớp sụn bị bào mòn gần hoàn toàn. Nó không còn che phủ được đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục cọ xát vào nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ xát như vậy sẽ gây đau, nhất là những lúc đi lại nhiều, lúc cố gắng xách vật nặng hoặc khi leo cầu thang, hoặc ngồi xổm. Càng ngày lớp sụn càng bị bào mòn nhiều hơn gây biến dạng khớp gối, teo cơ. Đau khớp gối có các mức độ khác nhau tùy theo nguyên nhân. Ở thanh thiếu niên, đau khớp gối thường do chấn thương. Hoặc có thể xuất phát từ bệnh viêm thấp khớp. Với trường hợp do bệnh thấp khớp, người bệnh ngoài đau khớp còn có thể có nhiều triệu chứng khác như: sốt, sưng, nóng, xuất hiện ban đỏ. Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed. Với người cao tuổi, đau khớp gối do thoái hóa có biểu hiện như sau: Để tìm được chính xác nguyên nhân đau khớp gối, ngoài việc thăm khám qua triệu chứng bệnh, người bệnh cần chụp X-quang, chụp CT, hoặc chụp MRI khớp gối để đánh giá tình trạng của khớp. Một số trường hợp cần được siêu âm và chọc hút dịch khớp gối để thăm dò. Tình trạng đau dai dẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Việc khớp bị cứng, đau và khó khăn khi gập duỗi làm bệnh nhân trằn trọc, khó ngủ. Từ đó làm cho người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Đau khớp gối cho dù là nguyên nhân gì đều có thể để lại di chứng nếu không được điều trị. Hậu quả lâu dài là biến dạng khớp gối (vẹo vào trong) làm việc đi lại khó khăn, teo cơ ở gối gây tàn phế (liệt). Nguyên tắc điều trị bệnh đau khớp là cần làm giảm đau và tìm ra đúng nguyên nhân. Tốt nhất là người bệnh cần đến khám chuyên khoa cơ-xương-khớp. Không nên chỉ tự mua thuốc giảm đau để uống qua ngày, mà cần tìm ra nguyên nhân để điều trị tốt. Không nên tự ý bôi dầu, bóp cao hoặc điều trị bởi những người không có chuyên môn về y học. Việc điều trị đau khớp gối có thể bao gồm dùng thuốc uống, tiêm thuốc vào khớp gối, tập vật lý trị liệu. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, người bị đau khớp gối cần có một lối sống và chế độ ăn uống hợp lý:
Làm sao để tìm ra nguyên nhân gây đau khớp gối?
Đau khớp gối để lâu có tác hại gì?
Điều trị đau khớp gối như thế nào?
Lời khuyên về lối sống dành cho người bị đau khớp gối